Cầu trục dầm đôi là loại cầu trục tiêu chuẩn có thể dễ dàng bắt gặp ở rất nhiều ngành công nghiệp dân dụng hiện nay như: cơ khí, luyện kim, sản xuất thép,... Vậy, cấu tạo của cầu trục dầm đôi là như thế nào mà nó lại được mọi người yêu thích sử dụng đến vậy? Hãy cùng Cầu trục Hà Nội tìm hiểu thông tin vế đề này qua bài viết sau đây.
Tổng quan về cầu trục dầm đôi
Để có thể hiểu rõ về cầu trục dầm đôi, chúng ta cần nắm được một số thông tin quan trọng về nó như sau:
Cầu trục dầm đôi là gì?
Cầu trục dầm đôi hay cầu trục dầm kép, cầu trục 2 dầm, là thiết bị nâng hạ có khả năng nâng hạ hàng hóa có tải trọng lớn hơn cầu trục dầm đơn. Nó có thiết kế đặc biệt với hai dầm có kích thước giống nhau và được đặt song song với nhau. Đồng thời, nó liên kết vuông góc chặt chẽ bằng bu lông với dầm biên của cầu trục.
Mặt cắt tiết diện của cầu trục dầm đôi tương đối giống với dầm cầu trục đơn. Để chế tạo được hai dầm cầu trục có các kích thước giống nhau thì phải đòi hỏi tay nghề cao của người thợ nhiều kinh nghiệm và quy trình chế tạo khép kín nghiêm ngặt của phòng sản xuất.
Đặc điểm cấu tạo của cầu trục dầm đôi
Cấu tạo của cầu trục dầm đôi gồm các bộ phận chính có thể kể đến như sau:
- Dầm chính của cầu trục dầm đôi: Được thiết kế dạng hộp với 2 dầm chính liên kết với cơ cấu di chuyển bằng liên kết cứng dạng gối.
- Palang nâng hạ: Đây là cơ cấu quan trọng của cầu trục dầm đôi với các cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển palang với bốn bánh xe di chuyển.
- Cơ cấu di chuyển cầu trục (dầm biên): Đây là hệ khung, hộp bánh xe đồng bộ với động cơ giảm tốc có khả năng di chuyển cầu trục dầm đôi.
- Hệ cấp điện palang hay hệ điện ngang: Được thiết kế đặc biệt kiểu sâu đo, cáp dẹp với hệ con chạy, tay lấy điện đồng bộ.
- Hệ cấp điện cầu trục là hệ điện dọc.
- Tủ điện cầu trục dầm đôi: Được bố trí dọc theo dầm chính tùy vào thiết kế cầu trục dầm đôi của nhà sản xuất.
Tham khảo thêm một vài dòng sản phẩm cầu trục khác như:
- Cầu trục dầm đơn
- Cầu trục monorail
Cập nhật một số bản vẽ cầu trục dầm đôi chi tiết nhất
Một số bản vẽ cầu trục dầm đôi sau đây có thể giúp bạn có được cái nhìn tổng quát, rõ nét hơn về loại cầu trục đặc biệt này:
#1. Bản vẽ cấu tạo cầu trục 5 tấn dầm đôi
#2. Bản vẽ cụm chủ động cầu trục 5 tấn dầm đôi
Bản vẽ cụm chủ động cầu trục 5 tấn dầm đôi
#3. Bản vẽ palang cầu trục dầm đôi 10 tấn
#4. Bản vẽ cầu trục dầm đôi sử dụng gầu ngoạm
Hệ Thống Ray Điện Cầu Trục: Cấu Tạo & Phân Loại Chi Tiết
Hy vọng với những thông tin về cấu tạo của cầu trục dầm đôi, bạn có thể có được sự lựa chọn loại cầu trục ưng ý cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã để tâm đọc toàn bộ bài viết của Cầu trục Hà Nội!