Mặc dù bán cổng trục ít được sử dụng hơn so với cổng trục thông thường. Tuy nhiên trong những điều kiện và vị trí đặc biệt thì thiết bị này là lựa chọn thông minh nhất. Gọi là bán cổng trục nhưng chúng có chức năng và vai trò không khác gì một chiếc cổng trục thông thường. Vậy để hiểu bán cổng trục là gì, mời bạn theo dõi bài viết sau của Cầu trục Hà Nội.
Đôi nét về bán cổng trục
Bán cổng trục là thiết bị được sử dụng để bốc xếp dỡ hàng hóa tại kho bãi, nhà xưởng và được thiết kế tối đa cho việc chi phí lắp đặt, không gian làm việc của nhà xưởng, nhà kho.
Khái niệm
Bán cổng trục là sản phẩm được sử dụng cả trong nhà và ngoài trời. Chúng có tốc độ trung bình dải tải trọng từ 1-60 tấn, chiều cao nâng 6-30m, tốc độ di chuyển từ 0-20m/phút. Thiết bị được thiết kế palang nhiều kiểu chạy như: chạy trên ray I, chạy bên bản cánh trên dầm chính, chạy trên bản cánh dưới dầm chính.
Bán cổng trục là sự kết hợp của cổng trục và cầu trục. Đặc điểm nhận dạng của chúng là một đường ray chạy trên cao và một bên đường ray chạy dưới mặt đất. Bán cổng trục là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất thép, kho chứa hàng, nhà xưởng.
Thông số kỹ thuật
Sau đây là thông số kỹ thuật của một thiết bị bán cổng trục:
- Khẩu độ: Đến 25m
- Tải trọng nâng: 0.5–1.5 tấn
- Chiều cao nâng: Đến 15m
- Vận tốc di chuyển của cổng trục là 0–60m/ph và được điều chỉnh bằng biến tần.
- Kiểu cấp điện ngang cho palang: Cáp dẹt mềm mắc sâu đo với trolley và hệ máng C treo dẫn cáp.
- Kiểu cấp điện dọc đường chạy: Rulo cuốn nhả cáp điện kiểu đối trọng hoặc ray điện an toàn.
Thông tin cơ bản về bán cổng trục
Cấu tạo
Kết cấu bán cổng trục rất đa dạng, có thể có công xôn hoặc không, chân đơn hoặc chân kép, thép tổ hợp từ thép tấm hoặc thép hình, dạng giàn,...
Tuy nhiên tất cả đều đảm bảo dầm chịu lực (dầm chính) là 1 dầm (dầm đơn) và hệ thống palang được treo phía dưới hệ dầm chính và di chuyển dọc dầm này.
Đặc điểm nổi bật là một đường ray đặt dưới nền nhà xưởng và đường ray còn lại đặt trên cao nên ưu điểm của thiết bị bán cổng trục là tận dụng tối đa không gian nhà xưởng, nhà kho.
Xem thêm >>> Khám Phá Những Thông Tin Chi Tiết Về Rulo Cuốn Cáp Cho Cầu Trục
Các bước vận hành bán cổng trục an toàn
Muốn vận hành bán cổng trục an toàn, bạn cần thực hiện theo 8 bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra các thiết bị nguồn điện
- Kiểm tra cáp tải, móc nâng xem có dấu hiệu hư hỏng nào hay không.
- Kiểm tra palang cầu trục bằng cách nhấn nút di chuyển lên xuống không tải xem có bất thường không.
- Nếu phát hiện các vết rạn nứt, hư hỏng tại các kết cấu quan trọng, biến dạng kim loại và phanh của bất kỳ cơ cấu nào hoặc có dấu hiệu hỏng móc, ròng rọc bị ăn mòn, nứt tải thì phải dừng hoạt động.
- Khảo sát nguồn điện có ổn định hay không. Nếu không ổn định sẽ gây hại cho các thiết bị điện trong cổng trục như động cơ nâng hạ, di chuyển trong tủ điện và động cơ di chuyển.
Chi tiết các bước vận hành bán cổng trục
Bước 2: Kiểm tra tải trọng nâng không được quá tải trọng thiết kế
- Nhấc tải lên độ cao không quá 300mm, giữ tải rà phanh và kiểm tra độ bền của kết cấu kim khí, xem cầu trục có hoạt động an toàn hay không, nếu không thì phải hạ tải để xử lý.
- Bán cổng trục có thiết bị hạn chế trọng tải giúp khống chế tải trọng nâng trong giới hạn cho phép.
- Khi bán cổng trục quá tải, thiết bị sẽ tự động ngắt nguồn cấp điện và dừng hoạt động của bán cổng trục.
- Muốn bán cổng trục hoạt động trở lại cần thao tác bằng tay trên tủ điện của cầu trục để khởi động đóng mở aptomat nguồn.
- Thực hiện đầy đủ quy trình khi sử dụng cầu trục để đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa.
Bước 3: Nâng tải theo phương thẳng đứng
Phải nâng tải theo phương thẳng đứng, nếu nâng xiên hoặc chéo góc có thể gây hư hại cho thiết bị và nguy hiểm cho người lao động.
Bước 4: Không đứng dưới móc cẩu, tải trọng, đứng trên vật nâng
Bán cổng trục có thể bị trượt do sự cố về phanh, dây chằng buộc hoặc đứt cáp tải nên tuyệt đối không đứng dưới móc cẩu, tải trọng hoặc đứng trên vật nâng khi đang vận hành thiết bị.
Bước 5: Chỉ được tiếp cận tải khi đã hạ thấp hơn đầu người
Khi hạ tải bạn cần dừng trước mặt sàn 300-400mm rồi mới tiếp tục hạ tải xuống. Tương tự, nâng tải cũng nhấc lên cách mặt đất 200-300m.
Hướng dẫn sử dụng bán cổng trục
Bước 6: Di chuyển thiết bị
Bạn chỉ được phép di chuyển thiết bị khi pa lăng và tời kéo điện đã sử dụng vào vị trí cần thiết tại bán cổng trục.
Bước 7: Không dùng các bộ phận ngưng tự động
Tuyệt đối không sử dụng các bộ phận ngưng tự động để dừng bán cổng trục thay cho công tắc điều khiển. Ngoài ra không cho người bảo dưỡng sửa chữa khi thiết bị đang hoạt động.
Bước 8: Sử dụng xong bán cổng trục
Sau khi sử dụng xong thiết bị, bạn cần tắt nguồn điện và để thiết bị điều khiển vào nơi khô ráo, an toàn.
Xem thêm >>> Lắp Đặt Cầu Trục Cho Nhà Xưởng Chi Tiết - Uy Tín - Giá Rẻ
Một số lưu ý quan trọng khi đầu tư lắp đặt bán cổng trục
Sau đây là một số lưu ý quan trọng nếu bạn muốn lắp đặt thiết bị bán cổng trục:
- Chọn hệ cấp điện loại ray dẫn an toàn 3 pha thay vì sử dụng rulo cuốn cáp như cổng trục dầm đôi.
- Chi phí thấp hơn so với cổng trục dầm đôi.
- Thời gian lắp đặt nhanh.
- Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản cùng những phụ tùng thay thế sẵn có.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bán cổng trục là gì mà Cầu trục Hà Nội muốn gửi đến bạn. Chúc quý khách sớm tìm được thiết bị phù hợp và hoàn hảo nhất với nhà xưởng của mình!